Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, ảnh hưởng đến sụn, niêm mạc khớp, dây chằng và xương bên dưới của khớp. Bệnh xảy ra khi lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn theo thời gian, cuối cùng dẫn đến đau và cứng khớp.
Yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp bao gồm:
Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo tuổi tác.
Giới tính: Nam giới ít có nguy cơ bị thoái hóa khớp hơn so với phụ nữ.
Thừa cân – béo phì: Chỉ số BMI của bạn càng cao, bạn càng tăng thêm nguy cơ thoái hóa khớp.
Tổn thương khớp: Những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hoặc do tai nạn là tác nhân làm tăng khả năng bị thoái hóa khớp.
Di truyền: Một số người bị thoái hóa khớp là do có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Dị dạng xương: Những người có khớp dị dạng hoặc sụn khiếm khuyết dễ bị thoái hóa khớp hơn.
Bạn không nên chủ quan bởi thoái hóa khớp có thể ngày càng trầm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, bạn nên đến những cơ sở cơ xương khớp uy tín để được thăm khám, điều trị dứt điểm và tư vấn.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Chợ Cầu qua Hotline 0913 57 52 54 để được hỗ trợ
Phòng Khám Đa Khoa Chợ Cầu - "Duy trì sức khỏe, thắp sáng tương lai"
748 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM
Facebook: Phòng Khám Đa Khoa Chợ Cầu
Hotline: 0913 57 52 54
Liệu pháp dinh dưỡng cho bệnh thoái hóa khớp
Bệnh có thể khởi phát do sự tương tác phức tạp tình trạng các chất bị thiếu hụt, dư thừa hoặc quá nhạy cảm tùy theo cơ địa mỗi người và từng loại bệnh viêm khớp. Do đó chế độ ăn và các chất bổ sung rất thay đổi riêng biệt cho từng bệnh nhân. Nhiều trường hợp chế độ ăn giúp viêm khớp tiến triển chậm lại hoặc đỡ hẳn.
Thịt gia súc: Hạn chế ăn thịt có thể giảm triệu chứng viêm khớp. Có thể do acid arachidonic và acid béo gây kích thích viêm khớp. Bữa ăn nhiều protein động vật cung cấp quá nhiều phốt pho nhưng lại ít canxi, làm khởi phát chuỗi phản ứng trong cơ thể lấy canxi ra khỏi xương rồi sau đó canxi lắng đọng lại quanh khớp (đặc trưng của thoái hóa khớp). Để sửa chữa tình trạng này cần cung cấp canxi và magie cùng với thay đổi chế độ ăn.
Dị ứng thức ăn: Nhạy cảm hay dị ứng với thức ăn gây một số trường hợp viêm khớp, đặc biệt là viêm đa khớp dạng thấp. Có thể dùng cách ngưng một số thực phẩm trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, sau đó dùng lại riêng từng món để tìm ra loại nào có thể gây triệu chứng tệ hơn cho từng người. Các thủ phạm thường gặp là: lúa mì, bắp, sản phẩm bơ sữa, thịt bò, trái cây thuộc họ cam quýt, muối, cà phê. Ngoài ra một số người có thể nhạy cảm với cà chua, khoai tây, các loại tiêu…
Dầu cá: Nghiên cứu lâm sàng cho thấy dầu cá có thể làm dịu bớt triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp. Dầu từ cá vùng nước lạnh và từ cây anh thảo có những axít béo cần thiết có vai trò kiểm soát quá trình viêm trong cơ thể. Một số loại dầu có ích khác như cây lanh, mè, hướng dương, bí ngô…
Glucosamine sulfate: Là chất nền cấu tạo nên sụn, có tác dụng điều trị viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Ngoài khả năng tái tạo bề mặt sụn khớp, vài nghiên cứu cho thấy hiệu quả kiểm soát đau tốt hơn cả ibuprofen.
Kiểm soát cân nặng
Trọng lượng thừa làm tăng áp lực quá mức lên nhiều khớp. Do đó người viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp nên cố gắng phấn đấu duy trì cân nặng lý tưởng. Có thể đạt được bằng chế độ ăn nhiều rau củ, thực phẩm ít năng lượng. Tuy nhiên cần chú ý tránh bị thiếu hụt những chất béo cần thiết nếu quá kiêng khem trong thời gian dài.
Tập vận động nên được bác sĩ kiểm soát chặt chẽ. Thái Cực Quyền rất an toàn và tiện lợi cho người đau khớp.
Thảo dược
Có nhiều công năng, ngoài giảm đau còn giúp kháng viêm, kích thích tái tạo và bảo vệ tổn thương sụn và xương, thanh lọc các chất độc trong khớp.
Rễ cây keo vuốt mèo, củ gừng, lá và ngọn cây râu dê, vỏ cây liễu hoạt động như chất kháng viêm, tác dụng kéo theo là giảm đau (aspirin có dược chất được tổng hợp từ cây râu dê và cây liễu).
Cây se, dùng cho khớp dưới dạng kem hoặc dầu thoa thúc đẩy lành sụn và xương, đặc biệt tốt trong bệnh thoái hóa khớp. Hạt cần tây có tác dụng lợi tiểu làm tăng đào thải các chất độc tố.
Một số thảo dược khác cũng có lợi như tinh dầu trầm, lá cúc khô, rễ cam thảo… Cần lưu ý thảo dược không dùng để ức chế đau hoàn toàn, ngược lại đau còn là triệu chứng cần thiết báo hiệu cho người bệnh phải nghỉ ngơi.
Giải độc tố, ăn kiêng
Liệu pháp giải độc tố giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt ở khớp, đào thải các chất cản trở vận động và gây đau trong viêm khớp. Có thể ăn kiêng các thực phẩm nghi ngờ dị ứng hay quá mẫn cảm. Chú ý không nên thái quá và cần được bác sĩ kiểm soát.
Tâm dược
Nhiều yếu tố bên cạnh hiện tượng viêm tác động đến tiến trình viêm khớp, bao gồm cả thái độ với bệnh tật, mức độ cảm xúc bị đè nén và khả năng thích nghi của mỗi người. Bệnh nhân viêm khớp có thể kiểm soát được một phần các yếu tố này. Liệu pháp tâm dược có tác dụng xoa dịu đau khớp, tăng tầm độ vận động khớp, dễ ngủ, và tăng cường hệ miễn dịch.
Các kỹ thuật bao gồm: trí tưởng tượng sáng tạo, xây dựng hình ảnh bản thân dưới sự dẫn dắt, thư giãn toàn diện, sinh hoạt theo nhóm hỗ trợ nhau, tự thôi miên, thiền định. Bản chất trị liệu này tác động lên cơ chế kiểm soát đau trung ương, được ví như nút chặn cuối cùng của con đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh đau. Các kinh nghiệm này thường được trao đổi từ những người đồng bệnh với nhau hơn là từ các bác sĩ hoặc y tá.
Người đau khớp có thể áp dụng kỹ thuật thư giãn làm giảm viêm, giảm đau như sau: Quần áo rộng rãi, nằm hoặc ngồi trong tư thế dễ chịu. Hít thở sâu và chậm. Phối hợp với nhịp thở thư giãn từng phần cơ thể khác nhau. Tưởng tượng hít vào khí lực sung mãn đưa đến các khớp, còn hơi thở mang cơn đau ra khỏi khớp. Cố gắng duy trì lâu lâu tùy theo khả năng. Khi đã sẵn sàng thì từ từ trở lại nhịp thở bình thường và mở mắt thật chậm.
- CHÓNG MẶT KHI MANG THAI - NGUYÊN NHÂN VÌ ĐÂU? (10.12.2023)
- U buồng trứng khiến thiếu nữ 18 như mang bầu (13.05.2018)
- Mất Ngủ Về Đêm- Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết (26.06.2018)
- Sinh con đầu lòng ở độ tuổi 25 – 35 sẽ có sức khỏe tốt hơn? (17.05.2018)
- Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (17.05.2018)
- Làm sao ngủ tư thế bạn thích mà không gây hại sức khỏe? (17.05.2018)
- Khai trương phòng khám (13.05.2018)